Mới đây, bà Helena Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc của Consulus tại Việt Nam đã chia sẻ với độc giả báo Lao Động trong bài viết “Thương hiệu Việt dần bị mua đứt”.
Dưới góc độ là chuyên gia M&A, bà cho rằng doanh nghiệp Việt không thể “độc hành” đi ra “biển lớn” để thực hiện khát khao trở thành số 1 thuộc một ngành hay lĩnh vực nào đó trong nền kinh tế toàn cầu. Các khó khăn, rào cản lâu nay vẫn thường được nhắc tới là tiềm lực tài chính, mô hình tổ chức, đội ngũ nhân sự, khả năng sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ.
Chính vì thế, những năm qua, trong lĩnh vực bán lẻ, đã có rất nhiều chuỗi, hệ thống phải đem bán hay liên kết với nước ngoài, như hệ thống Citimart vừa công bố chiến lược hợp tác với Aeon (Nhật Bản) đổi tên thành Aeon Citimart; hay chuỗi cửa hàng tiện lợi có mạng lưới khá rộng Family Mart, cũng được Tập đoàn Berli Jucker của Thái Lan mua lại đổi tên thành B’sMart.
Hiện có nhiều quan điểm nhìn về các thương vụ mà những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị bán đứt hoặc bán tháo. Trong thương vụ của mua bán thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô – Mondelez International (khoảng 8.000 tỉ đồng), doanh nghiệp này cho rằng thị trường bánh kẹo đang bão hòa, cạnh tranh gay gắt đầy khó khăn với bánh kẹo nước ngoài…, điều đó thúc đẩy Kinh Đô tái cơ cấu và bán bộ phận bánh kẹo đi để chuyển sang làm mì gói và thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên, bà Helena Phạm còn cho rằng, một trong những nguyên nhân rất quan trọng nữa là mô hình kinh doanh, sản phẩm bánh kẹo Kinh Đô đang bế tắc về sự sáng tạo.
Mời bạn đọc tham khảo bài đăng đầy đủ với tựa đề “Thương hiệu Việt dần bị mua đứt” trên trang tin online của Báo Lao Động.
Để cập nhật thông tin về các dự án và các kinh nghiệm hình thành thế giới tại Việt Nam và khu vực, xin mời truy cập trang web của công ty tạị https://www.consulus.com/countries/vietnam/.